Tuesday, February 9, 2010

Mái Chùa Trụ Cột Hồn Dân Tộc

Cách đây hơn một thế kỷ, tại những quốc gia bị ngọai bang đô hộ, đất nước bị chia cắt, văn hóa bản địa bị triệt hủy, tâm linh dân tộc bị nhục mạ, dày xéo thì kẻ khôn ngoan biết thời biết thế đã chạy theo ngọai bang để kiếm miếng đỉnh chung rồi quay trở lại kết tội và chửi rủa ông bà tổ tiên mình. Tại Việt Nam trong bối cảnh mà:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới chân ông cử ngổng đầu rồng (Trần Tế Xương)

Và khi nhà cửa, đình, chùa, miếu đền của đất nước tan nát:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây (Nguyễn Đình Chiểu)

…thì tưởng nhớ hoặc tiếc thương hồn dân tộc chỉ là những tiếng khóc than hoặc tiếng thở dài. Ngay cụ Tản Đà muốn bày tỏ lòng ái quốc cũng chỉ dám nói bóng nói gió:

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non.

Rồi nhà thơ Vũ Đình Liên muốn hồi tưởng lại uy linh của dân tộc năm xưa cũng chỉ đặt một dấu chấm hỏi:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Thật đau khổ cho dân tộc Việt Nam với một quá khứ huy hoàng. Thế nhưng bây giờ thì có khác. Sau khi thóat khỏi ách đô hộ, các quốc gia độc lập đã học được bài học xương máu là nếu không phục hồi lại khí phách và tâm linh dân tộc thì không thể nào đòan kết để đối đầu với những cuộc xâm lăng của đủ thứ loại ngọai bang, công khai cũng như ngấm ngầm dưới mọi hình thức. Sự trỗi dậy của các quốc gia Hồi Giáo, ngọai trừ hành động quá khích của thiểu số, nó còn là một nỗ lực để bày tỏ khí phách và bảo vệ giá trị tâm linh mà họ nghĩ rằng giá trị đó lúc nào cũng có thể bị Tây Phương xâm thực và hủy họai. Vậy thì tâm linh dân tộc là cái gì mà người ta phải dùng xương máu để bảo vệ? Chỉ cần nhìn vào thực tế chúng ta sẽ thấy ngay câu trả lời. Chúng ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng tâm linh của dân tộc Do Thái là Do Thái Giáo. Tâm linh của các dân tộc Âu Châu, Canada, Úc Châu, Hoa Kỳ là Ky Tô Giáo, tâm linh của dân tộc Ấn Độ là Ấn Độ Giáo…và hiển nhiên tâm linh dân tộc của Tích Lan, Tây Tạng, Miến Điện, Lào, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Căm Bốt và Việt Nam là Phật Giáo. Thế nhưng khác với các Thần Giáo, tâm linh dân tộc của các xứ thuấn nhuần tư tưởng Phật Giáo, chính yếu không phải là sự tuân phục và thờ phượng thần linh - mà là sự thể nhập giáo lý một cách hài hòa vào cuộc sống. Tại đây, sự thờ phượng là thứ yếu còn “cứu khổ độ sanh, hộ quốc an dân” mới là cứu cánh. Đối với người Việt Nam , tâm linh của dân tộc rất linh thiêng nhưng không huyền bí. Nó không huyền bí vì nó không dựa vào Thần Linh. Đó là niềm tin vào giáo lý của Đức Phật bằng xương bằng thịt, rồi từ đó rút ra những giá trị đạo đức cao nhất, rồi chan hòa trong cuộc sống qua một thời gian rất dài rồi trở thành truyền thống dân tộc. Chính tâm linh này đã soi rọi cho cách cư xử, nếp nghĩ, phương châm hành động của ông bà chúng ta trong mấy ngàn năm, chẳng hạn như:

- Chị ngã em nâng.
- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
- Thương người như thể thương thân.
- Chín bỏ làm mười.
- Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.
- Làm lành lánh dữ.
- Ở hiền gặp lành.
- Hiếu thảo, báo đáp công ơn sinh thành.
- Báo tứ trọng ân (Ân tổ tiên, ân đất nước, ân Tam Bảo, ân đồng bào và nhân loại)
- Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân…

Và chính ngôi chùa, qua bao ngàn năm kia đã là biểu tượng cho tâm linh đó một cách tự nhiên. Cứ thử nhìn vào cấu trúc và sinh họat của làng quê, xã thôn Việt Nam thì sẽ thấy:

- Đình làng là nơi hội họp để bàn về việc làng, việc nước, việc vua, việc quan. Nó là biểu tượng của uy quyền thế tục. Tại đình làng phải có tôn ti, trật tự và thứ bậc đâu vào đó. Đình làng sắp đặt thể lệ, thuế má, đôi khi cũng trở thành tòa án để xét xử những vụ tình yêu trai gái vụng trộm v.v.. Thành Hòang Làng là vị thần mà dân làng tin tưởng sẽ đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt vì ngày xưa người dân sống về nông nghiệp.

- Miếu, Văn Miếu để ghi công và thờ phượng các danh nhân, các bậc sĩ phu của đất nước như miếu thờ Cụ Cao Bá Quát, Cụ Nguyễn Du, Cụ Chu Văn An, Bà Công Chúa Liễu Hạnh, Cụ Ôn Như Hầu, Cụ Nguyễn Công Trứ, Cụ Nguyễn Trãi, Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cụ Lê Quý Đôn v.v.. Miếu và Văn Miếu biểu tượng cho văn hóa dân tộc.

- Đền là nơi thờ phượng các vị anh hùng hoặc các vị có công dựng nước như đền thờ Vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Lê Chân, đền thờ Vua Lê Đại Hành, Vua Đinh Tiên Hòang, Vua Lý Thái Tổ, Đức Thánh Trần, Vua Lê Lợi, đền thờ Vua Quang Trung v.v..Đền thờ các anh hùng là biểu tượng sống động của lịch sử và khí phách dân tộc. Tới Đền Kiếp Bạc để chiêm bái Đức Thánh Trần chúng ta thấy khí phách hào hùng của dân tộc đã đánh tan ba cuộc xâm lăng của Đế Quốc Nguyên Mông.

- Còn Ngôi Chùa là nơi thờ Phật và hiển nhiên là biểu tượng tâm linh của dân tộc, mà một vị nào đó đã nói:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc”

Tất cả những gì nói ở trên, những sinh họat của Đình, Chùa, Miếu, Đền của làng quê Việt Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa từ mấy ngàn năm để trở thành bản sắc dân tộc. Dưới đây chúng ta sẽ nói thêm về những nét đẹp, nét dễ thương, nét hiền hòa, nét đôn hậu, nét trữ tình, nét từ bi, nét bao dung của ngôi chùa.

1) Mái chùa không phải là nơi gieo rắc oan khiên mà là chỗ giải oan. Chính vì vậy mà Đạo Phật không gieo rắc oan khiên cho nhân lọai là như thế đó. Bao nhiêu ân oán giang hồ hễ tới chùa thì phải tiêu tan. Chùa không phải là nơi phân xử đúng sai, có tội hay không có tội. Chùa là nơi xả bỏ tất cả những gì gọi là Đúng Sai. Đạo đức của chùa nằm ở lòng Từ Bi, Hỉ Xả. Muốn biết Đúng Sai, muốn biết có tội hay không có tội xin đến tòa án, đến ông luật sư, đừng đến chùa.

2) Chùa không phải là nơi bàn bạc âm mưu khuất lấp mà cửa chùa rộng mở. Nhà chùa không có gì phải che giấu cho nên Phật Giáo không có dòng tu kín. Chỗ hành thiền, chỗ ở của ni /sư, nhà trù, nơi thọ trai, chánh điện, nơi thờ Tổ …mọi người có thể thăm viếng. Sự linh thiêng của một ngôi chùa không phải là phép mầu hoặc là nơi bao trùm bí mật…mà là giới luật, đạo hạnh của sư, ni.

3) Mái chùa không phải là nơi mưu việc thống trị thiên hạ mà là nơi cứu khổ độ sanh. Chùa không phải là trung tâm quyền lực của đất nước hay của thế giới. Trung tâm quyền lực của đất nước nằm ở quốc hội, nằm ở chính phủ, nằm ở người dân. Chùa không phong chức cho ai. Chùa không ủng hộ ai mà cũng không bài bác ai. Chùa không phải là nơi chia chác lợi lộc ngoài đời. Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, nhiều Thánh tăng đã trở thành quốc sư, sứ thần của triều đình nhưng chùa không bao giờ là nơi để thế gian thậm thụt tới lui xin xỏ quyền chức.

4) Mái chùa không phải là nơi gom góp tiền bạc, mà là nơi chu cấp cô nhi, giúp người nghèo khó. Tiền bạc của đàn na thí chủ thì được dùng vào việc phước thiện. Bởi vì đạo Phật quan niệm rằng không có sự giàu có và phước báu nào bằng Bố Thí. Chất chứa của cải, vàng bạc đầy kho chỉ là biểu hiện của lòng Tham. Đạo Phật là đạo diệt Tham chứ không phải là đạo ôm ấp, bảo vệ lòng Tham. Người Nam trước đây có câu nói thật dễ thương “Tiền Chùa”. Mượn tiền của người ta xài đã đời rồi không trả, chủ nợ tức quá hỏi “Bộ tiền chùa hả?” Tiền chùa là tiền ai đến xin cũng được. Chùa chỉ cho không và không bao giờ tính lời, tính lãi.

5) Dù bao nhiêu hưng-phế, bao cuộc hý trường, cười đau khóc hận đã qua nhưng trái tim của chùa, tấm lòng của chùa vẫn hằng trụ, vẫn bất biến, không bị hoen ố theo thời gian đó là cái Tâm Lành và Thủy Chung với đất nước. Chùa có thể bị phá tan, nhưng chùa không bao giờ bị khuất phục bởi bất cứ thế lực Cường Quyền, Thực Dân, Đế Quốc, Xâm Lược nào.

6) Qua vài ngàn năm, mái chùa là hình ảnh quen thuộc đã đi vào tiềm thức của dân tộc. Tại sao thế? Bởi vì chùa - nơi mà sư cụ, sư bác thì hiền từ, sư bà, sư cô thì dịu dàng. Đời sống của chùa đơn sơ đạm bạc, phong cảnh chùa thì tịch tĩnh nên thơ, tiếng chuông chùa êm ả như tiếng tỉnh thức của lòng mình:

Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng (Chu Mạnh Trinh)

Mùa xuân Tết đến, sau những ngày vui chơi với gia đình, làng nước, người người bảo nhau đi lễ chùa. Khi xuân còn phơi phới, lòng người hân hoan, gió xuân hiền hòa, trăm hoa đua nở…thật trên đời không có gì đẹp hơn là Đi Lễ Chùa.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem Cầu Thê Húc xem Chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Bút Tháp chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này? (Ca Dao)

Chính vì thế mà Hội Chảy Chùa Hương là một hội lớn của dân tộc, giống như những cuộc hành hương về Mecca mỗi năm của hằng triệu người Hồi Giáo.

Hôm nay đi Chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương (Nguyễn Nhược Pháp)

Thế nhưng lễ chùa để làm gì đây? Trước hết để cho tâm hồn thanh thản, trút bỏ bớt muộn phiền, xả bỏ bớt Tham-Sân-Si, rồi nhân đó thắp một nén nhang cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ. Sau đó đóng góp một phần nhỏ làm công đức với chùa, rồi một phần lại đem về. Nhưng khác với đồ ăn thức uống hoa trái chưa cúng Phật. Những gì sau khi đã cúng Phật rồi đều đựơc coi là lộc đem lại tốt lành cho gia đình. Người Việt mình cứ tin như thế cả ngàn năm rồi và cả tôi nữa, dù ở trên đất Mỹ hơn 25 năm cũng vẫn tin như thế. Bữa cơm chay ở chùa dù là tương chao, dưa muối vẫn linh thiêng hơn là bữa cơm thịnh sọan ở nhà. Chính vì thế mà người Tây Phương thấy lạ là tại sao người Việt Nam , người Trung Hoa cứ thích tới chùa ăn cơm chay. Xin thưa đó là nét đẹp của dân tộc chúng tôi mà nếu không phải là người Việt Nam hoặc người Trung Hoa thì quý ngài không sao hiểu được.

7) Mái chùa còn là nơi nương náu khi chúng ta gặp họan nạn, cùng đường mà không ai dung chứa. Lỡ dại yêu nhau, sinh con không tiền nuôi nấng, sợ làng xóm chê cười bèn đem con bỏ chùa. Do đó nhiều chùa đã trở thành cô nhi viện để nuôi nấng trẻ em bạc phước. Chẳng hạn như Chùa Bồ Đề ở bên kia sông Hồng, Chùa Đức Sơn ở Hương Thủy, Huế đã nuôi nấng, dạy văn, dạy võ thuật cho 198 trẻ em khuyết tật hoặc mồ côi hoặc bị cha mẹ bỏ rơi, để các em tự tin, dũng cảm để tự vượt qua nỗi bất hạnh của cuộc đời. Mới đây nhất là chuyện một mục sư Nam Hàn đã vào chùa để lánh nạn suốt 34 năm trời. Rồi chuyện của nhà độc tài quân phiệt khét tiếng Nam Hàn là Tổng Thống Chun Doo Hwan sau khi hết quyền hết thế, bị lôi ra tòa kết án tử hình. Cuối cùng phải cạo đầu, xin nương náu ở chùa, sau được giảm án thành chung thân rồi được ân xá. Dĩ nhiên chùa đâu phải là nơi dung chứa tội phạm. Thế nhưng khi một kẻ gặp bước đường cùng như thế, nhà chùa làm sao có thể đuổi họ ra ngòai? Cửa chùa rộng mở là tôn chỉ của chư tăng, ni mà. Cho nên kẻ phạm tội có thể tạm thời lưu tại đó cho đến khi nhà chức trách biết được và mời ông ấy đi, chứ chùa không xua đuổi ai cả.

8) Mái chùa còn là bối cảnh nảy nở bao mối tình đẹp như hoa còn truyền tụng cho tới ngày nay. Trong Bích Câu Kỳ Ngộ Tú Uyên đã gặp Giáng Kiều nơi cảnh Phật:

Ngọc Hồ có đám chay tăng ,
Nức nô cảnh Phật, tưng bừng hội Xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân ,
Ngổn ngang mã tích xa trần thiếu ai .
Thưởng Xuân sinh cũng dạo chơi,
Thơ lưng lưng túi, rượu vơi vơi bầu.

Rồi quan huyện Từ Thức, đẹp trai, hào hoa, may mắn gặp Tiên Nữ cũng tại một ngôi chùa nổi tiếng của Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh. Rồi chuyện Vua Lý Thánh Tông đi thăm Chùa Dâu mà gặp cô thôn nữ tên Yến Loan tại đây. Vua ưng ý đem về cung phong làm Ỷ Lan Phu Nhân, sau là Nguyên Phi cuối cùng là Hoàng Thái Hậu. Bà sinh cho Vua hai hoàng tử nối dõi ngai vàng. Nếu Vua không đi chùa, may mắn gặp cô Yến Loan thì chắc chắn sẽ tuyệt tự vì năm đó Vua đã 40 tuổi mà không con. Có lẽ vì giai thọai này được truyền tụng trong dân gian cho nên những ai hiếm muộn đều đến Chùa để xin Phật Bà Quan Âm ban cho một mụn con gọi là “con cầu tự”. Chuyện cầu tự có thể thấy trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam .

9) Ngày nay do xã hội phát triển quá nhanh, nhanh đến chóng mặt và nhiều hư hỏng, cám dỗ cho nên nhu cầu giáo dục thanh-thiếu-niên là nhu cầu bức thiết. Chính vì thế mà chùa đã trở thành trung tâm sinh họat của các đoàn sinh Gia Đình Phật Tử. Các em đến đây để sinh hoạt, vui chơi, huân tập để trở thành một công dân tốt được trang bị bằng những giá trị đạo đức vững chắc, khi trưởng thành vào đời cố gắng vươn lên, góp phần vào việc lành mạnh hóa xã hội và không quên giúp đỡ kẻ khác trong tinh thần Bi-Trí-Dũng. Chùa làm bao lợi ích cho đời như thế cho nên những ai nói rằng chùa yếm thế, chỉ lo việc Đạo không lo việc Đời hoặc “trốn việc quan đi ở chùa” kẻ là thiếu hiểu biết hoặc ác khẩu.

10) Hiện nay trên tòan thế giới, từ Âu sang Á, thậm chí cả Phi Châu, Tân Tây Lan, Úc Châu, Ấn Độ đã có khỏang 300 ngôi chùa do ni, sư Việt Nam trụ trì. Dù có nơi còn rất khiêm tốn và chỉ như một ngọn đèn rất nhỏ trong đêm tối. Thế nhưng dù là một ngọn đèn nhỏ vẫn là ngọn đuốc Từ Bi và Trí Tuệ được thắp lên, những chủng tử lành bắt đầu được gieo trồng. Mỗi bộ tộc, mỗi quốc gia đều có lương tâm và đạo đức riêng của họ. Nhưng muốn thế giới này tồn tại trong yên vui thì con người cần phải có một nền đạo đức chung. Chúng ta hãy nghe học giả Moni Bagghee nói “ Thế giới ngày nay ngày càng hướng về Đức Phật vì ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân lọai.” (*) Cho nên sự hiện diện của ngôi chùa, dù bất cứ ở đâu sẽ là biểu tượng của một nền đạo đức cao cả nhất mà con người cần phải vươn tới. Chúng ta có thể tin tưởng vững chắc điều này như nhà bác học Albert Einstein đã khẳng định cách đây hơn nửa thế kỷ “ Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo tòan cầu, vượt lên trên mọi Thần Linh, Giáo Điều và Thần Học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện Tự Nhiên lẫn Siêu Nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lãnh vực nói trên, trong cái Nhất Thể đầy đủ ý nghĩa. Phật Giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó.” (*)

Đào Văn Bình

(23 Tết Nhâm Dần, 2010)


Cước chú: dấu (*) Trích trong Đạo Phật Dưới Cái Nhìn Của Các Nhà Trí Thức: Buddhism in the Eyes of Intellectuals

Việt cộng đào tạo hàng trăm sư quốc doanh để xâm nhập các chùa ở Mỹ và Úc

PARIS, ngày 28.1.2010 (PTTPGQT) - Luật sư Scott Johnson, có văn phòng luật sư tại thành phố Perth, miền Tây Úc Đại lợi, vừa lên tiếng báo động sự xâm nhập cộng sản vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở hải ngoại nhằm tiêu diệt giáo hội, mà cuộc thử nghiệm đang thi hành tại Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ.
Bài báo có tên “Trận chiến âm thầm chống Phật tử hải ngoại của Hà Nội” (Vietnam’s Covert War Against Overseas Buddhists) vừa được đăng hôm 26.1.2010 trên tuần báo The Epoch Times bằng 17 thứ tiếng trong 30 quốc gia với số phát hành một triệu bản. Sau khi được đăng tải, nhiều Trang nhà trên thế giới đã lấy lại bài viết truyền đi khắp nơi.
Luật sư Scott còn là nhà văn và hoạt động nhân quyền cho những vấn đề tại Đông Nam Á. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin dịch bài viết dưới đây để cống hiến bạn đọc về một nan đề nóng bỏng gây xáo trộn đời sống người Phật tử ở hải ngoại sau Giáo chỉ số 9 Cứu khốn Trừ nguy của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành cuối năm 2007. Giáo chỉ như tấm kính chiếu yêu làm cho bọn tà đạo giẫy nẩy ba hoa qua hàng chục bài viết nặc danh đánh phá hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN - những bài viết hạ cấp theo lý luận thây ma và ngôn ngữ chợ Cầu Muối.

Trận chiến âm thầm chống Phật tử hải ngoại của Hà Nội

Bài viết của Luật sư Scott Johnson

Tại Việt Nam hàng trăm nhà sư (quốc doanh) được đào luyện để xâm nhập các chùa ở hải ngoại nhằm tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Từ nhiều thập niên, vừa công khai vừa giấu giếm Việt Nam mở cuộc chiến chống lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Năm 1981, nhà cầm quyền chính thức đặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra ngoài vòng pháp luật, là tổ chức tôn giáo lâu đời nhất của xứ sở.

Những người Cộng sản tấn công vào truyền thống Phật giáo có 2000 năm lịch sử và dựng lên Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Những ai không chịu thần phục giáo phái mới này đều bị bắt giam, tra tấn và có khi bị thảm sát.

Nhà lãnh đạo tinh thần hiện nay được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình là Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đã trải qua 26 năm quản thúc tại Việt Nam.

Khởi sự đấu tranh mấy mươi năm trước, khi ngài còn là một tăng sĩ trẻ chứng kiến cảnh cộng sản hành quyết bổn sư ngài. Do nhận thức trái chống với ý thức hệ Cộng sản, nên Hoà thượng Quảng Độ cùng với Phật giáo đồ trở thành bia đích đàn áp của Cộng sản trong cũng như ngoài nước.
BỊ ĐÀN ÁP : Tăng sĩ Phật giáo, TT Thích Phước Nhơn, ôm chiếc đầu Phật
tại ngôi chùa của ngài ở Manrangaroo, Tây Úc, tháng giêng 2010.
Thượng tọa tin rằng Hà Nội giật dây cuộc tấn công phá hoại. (hình Scott Johnson chụp).


Chỉ vài ngày sau khi chư Tăng ở ngôi chùa [Pháp Quang] tại Tây Úc tố cáo chính sách đàn áp tôn giáo của Hà Nội, thì những tượng Phật bị đập phá gãy đầu. Sự kiện này xẩy ra vào tháng 10 và tháng 11 năm 2009.

Sự mạo phạm đầu tiên xẩy ra sau khi Viện chủ [chùa Phổ Quang] là vị Đại diện GHPGVNTN tại Úc Đại lợi sang Los Angeles, Hoa Kỳ, dự Đại hội Phật giáo, mà Quyết nghị Đại hội quyết tâm chống đối kế hoạch Hà Nội tiêu diệt Giáo hội.

Sự mạo phạm lần thứ hai xẩy ra khi Thượng tọa Viện chủ tổ chức cho Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo đến gặp chính phủ và Quốc hội Úc Đại Lợi tại thủ đô Canberra. Cuộc gặp gỡ này nhằm báo động về sự đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai chính phủ Úc – Việt Nam vào tháng 12.

Do đó, việc quá rõ là những lần đập gãy đầu tượng Phật nhằm cảnh cáo Phật giáo đồ tại Úc. Đối với Hà Nội hậu quả của việc Phật giáo đồ nói lên các vi phạm nhân quyền là một tác động địa chính, vì chế độ độc đoán của Hà Nội sẽ càng bị áp lực thế giới đòi hỏi phải chấm dứt đàn áp tôn giáo.

Năm 2004 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm, danh sách CPC, vào danh sách này là sẽ bị chế tài kinh tế, vì lý do này mà Hà Nội tìm mọi cách bóp nghẹt những phê phán, chỉ trích.

Tuy nhiên Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn đã chấp thuận cho việc cải cách vào năm 2006, nên Việt Nam được rút tên khỏi danh sách CPC. Thế nhưng sau khi được rút tên khỏi danh sách CPC, Việt Nam chẳng bao giờ thực hiện các lời hứa cải cách. Thực tế là Việt Nam vẫn gia tăng đàn áp, khiến cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) phải lên tiếng tố cáo Việt Nam “phát động đàn áp thẳng tay như chưa từng đối với các nhà bất đồng chính kiến suốt 20 năm trời”.

Từ đó, biết bao lời kêu gọi, như của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đặt Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm, chẳng ai chịu nghe.

Hôm nay, Hà Nội dường như thay đổi chiến thuật công an trong cơ cấu đàn áp tôn giáo một cách âm thầm. Cơ cấu âm thầm này phát triển cái gọi là “hợp pháp” hóa các giáo hội, song song với việc đàn áp các giáo hội “bất hợp pháp” là những giáo hội không chịu sự kiểm soát của cộng sản. Những nhóm tôn giáo trên toàn quốc - Phật giáo, người Thượng và Hmong Thiên chúa giáo, Công giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, cùng với những nhà bất đồng chính kiến như các luật sư dân chủ, nhà báo, nhà làm bloggers - tất cả đang phải đối diện với những biện pháp áp bức.

Dự tính của Hà Nội là thực hiện chính sách “chia để trị” bằng cách xâm nhập các cộng đồng ly khai ở hải ngoại.
ĐƯƠNG ĐẦU ĐỨNG VỮNG : Penelope Faulkner, người phát ngôn cho
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris, nói lên sự chống đối
đàn áp Phật giáo, tôn giáo của đại đa số tại Việt Nam, trong chuyến
thuyết trình tại Úc Đại Lợi tháng 6.2009.


Chính sách chỉ đạo bí mật của Hà Nội

Tuy khó tin nhưng lại hiển nhiên, là chính sách đàn áp của Hà Nội được viết ra văn bản. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở ở Paris thủ đắc tài liệu mật qua đó công an chỉ thị đánh vào giới ly khai hải ngoại.

Ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chứng thực trước Quốc hội Hoa Kỳ về sự kiện này. Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 20.6.2005 ông Ái đã dẫn giải minh bạch lệnh của công an Việt Nam “xóa bỏ tổ chức Giáo hội Phật giáo Ấn Quang”.

Giáo hội Phật giáo Ấn Quang là từ ngữ Hà Nội ám chỉ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và những chỉ thị mật được Viện Khoa học Công an ở Hà Nội tập trung qua tài liệu “Về Tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo – Tài liệu tham khảo, lưu hành nội bộ ngành Công an nhân dân”.

Bà Penelope Faulkner, người hoạt động lâu năm tại Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, cho biết chỉ thị mật nhằm huấn luyện cán bộ đảng và công an các cấp, để “chống đối, đàn áp, cô lập, phân hóa” hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN. Bà nhận định rằng “Những chỉ thị này nhằm huấn luyện bọn “đặc tình” xâm nhập GHPGVNTN, công tác của chúng không chỉ báo cáo các hoạt động của GHPGVNTN, mà cốt gây ly gián, phản chống trong nội bộ nhằm suy yếu giáo hội tự bên trong”.

Theo bà Faulkner, những tên “đặc tình” này đang gia tăng hoạt động hải ngoại của chúng tại Úc Đại Lợi như một trắc nghiệm trong chiến lược của chúng.

Úc Đại Lợi – Một trường hợp trắc nghiệm

Bà Faulkner cho biết Hà Nội đang dàn dựng những tổ chức “bình phong” thân chính với mục tiêu làm suy yếu các cộng đồng tôn giáo và các nhà hoạt động dân chủ. Hà Nội đã gửi hàng trăm nhà sư “nhà nước” đến Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ.

Một trong những bộ phận chủ yếu đánh phá GHPGVNTN được thành lập qua một cuộc họp ngày 1.1.2009 ở Sydney, Úc Đại Lợi. Bình phong này hình thành dưới tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Liên châu”.

Bà Faulkner cho biết mánh khóe của những bình phong này “là không công khai đề bạt cộng sản, nhưng chỉ muốn thúc đẩy Phật tử chớ tham gia chính trị, chỉ nên tụng kinh niệm Phật và gửi tiền về giúp Việt Nam, và đừng dấn thân trong phong trào đòi hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền”.

Bà Faulkner không còn nghi ngờ gì nữa về quyết tâm của Hà Nội nhằm khuất phục cộng đồng Phật giáo ở hải ngoại và bà dẫn trích những chỉ thị mật cho nhà cầm quyền Việt Nam phải “có hành động ngăn chặn các nước phương Tây thanh tra nhân quyền” tại Việt Nam.

Chỉ thị nhận định rằng “Chúng tôi kêu gọi Bộ Chính trị điều hướng các hoạt động giữa Ban Tuyên truyền và Dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ Nội vụ, bộ Ngoại giao, ban Tôn giáo chính phủ, và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung thực hiện chính sách này”.

Hôm 26.11.2009, một thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Liên châu, một nhà sư Việt Nam có chùa ở Sydney, được nhìn thấy tại Quốc hội Úc Đại Lợi ở thủ đô Canberra, nói chuyện với nhóm chừng một tá sĩ quan công an Việt Nam. Cùng ngày này Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo đến gặp gỡ chính quyền Úc.

Một vài ngày sau, ngôi chùa [Phổ Quang] của GHPGVNTN ở Tây Úc bị mạo phạm.

Bà Faulkner là thành viên của Phái đoàn GHPGVNTN, xác nhận những sĩ quan công an này có thể đã đến Quốc hội Úc trong một chuyến công tác ngoại giao nào đó, bà chắc chắn rằng nhóm công an này đã báo cáo về Hà Nội về sự kiện gặp thấy phái đoàn Phật giáo.

Bà cũng đoan quyết sự mạo phạm ngôi chùa ở Tây Úc không là chuyện ngẫu nhiên.

Vào tháng giêng 2010 người viết bài này đến thăm ngôi chùa ở thành phố Perth, miền Tây Úc đại Lợi, và đã hầu chuyện với ngài viện chủ, Thượng tọa Thích Phước Nhơn. Thượng tọa ôm một trong hai chiếc đầu tượng Phật bị gãy, và nói rằng Hà Nội âm mưu tiêu diệt Giáo hội mà ngài là thành viên. Thượng tọa Phước Nhơn cũng cho biết rằng trong năm 2009 một phong thư gửi tới ngài với một tờ giấy vàng mã. Loại giấy truyền thống dùng đốt khi cúng người chết, và Thượng tọa giải thích ý nghĩa của bức thư là “lời hăm dọa tử hình”.

Thượng tọa cũng cho biết nhiều thành viên thuộc GHPGVNTN ở hai thành phố Sydney và Melbourne cũng đã nhận nhiều cú điện thoại hăm dọa.

Thượng tọa Thích Phước Nhơn nói rằng tượng Phật đang được tu bổ.
(Bản dịch của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế)

Monday, October 19, 2009

VÀI KHÁI NIỆM VỀ CHỮ TRONG KINH ĐIỂN

TT Tuệ SIêu

I. VÀI KHÁI NIỆM VỀ CHỮ HƯ TRONG KINH ĐIỂN

Nếu chữ "hư" có nghĩa là giả, không thật thì có lẽ trong Hán tự có nhiều ngữ cảnh liên hệ đến chữ nầy. Thử nêu ra dưới đây ba trường hợp.

A. HƯ NGỤY

Hư nguỵ có thể dùng để chỉ cho sự giả trá.

- Do đầy đủ ba điều kiện, này các Tỷ-kheo, một tên cướp lớn có thể chặt được khóa cửa, mang đi được đồ ăn trộm, làm kẻ cướp trộm một nhà, làm kẻ đứng đường chận cướp. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, tên cướp lớn dựa vào quanh co hiểm trở, dựa vào rừng rậm, dựa vào kẻ có quyền lực.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ác Tỷ-kheo đầy đủ ba pháp, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo dựa vào quanh co hiểm trở, dựa vào rừng rậm và dựa vào kẻ có quyền lực.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác Tỷ-kheo dựa vào sự hiểm trở? Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo đầy đủ với thân hành quanh co hiểm trở, với ngữ hành quanh co hiểm trở, với ý hành quanh co hiểm trở. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ác Tỷ-kheo dựa vào quanh co hiểm trở.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác Tỷ-kheo dựa vào rừng rậm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo có tà kiến, đầy đủ những tri kiến đi đến cực đoan. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là các Tỷ-kheo dựa vào rừng rậm.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác Tỷ-kheo dựa vào kẻ có quyền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, dựa vào các vua hay các đại thần của vua, ác Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Nếu có ai kết tội ta, các vua ấy, hay các đại thần của vua ấy sẽ giải thích, cứu thoát ta". Và thực sự là như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ác Tỷ-kheo dựa vào kẻ có quyền lực.

Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, ác Tỷ-kheo tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước.

B. HƯ ẢO

Hư ảo dùng để chỉ tính cách tạm bợ, phù du của cuộc sống.

170. Hãy nhìn như bọt nước,

Hãy nhìn như cảnh huyển!

Quán nhìn đời như vậy,

Thần chết không bắt gặp.

171. Hãy đến nhìn đời này,

Như xe vua lộng lẫy,

Người ngu mới tham đắm,

Kẻ trí nào đắm say.

C. HƯ VÔ

Hư vô là một từ đặc biệt tế nhị trong triết học Phật giáo. Phật giáo Trung Hoa đôi khi nói về tánh không có nhuốm mà sắc của Lão Trang. Đoạn kinh dưới đây nói về sự phát triển của các tâm thiền vô sắc là một thí dụ điển hình về hư vô là đối tượng của tâm thiền.

- Người tu hành sau khi chứng các tâm thiền ở cõi sắc giới muốn tu lên các cõi thiền ở vô sắc giới. Vị này định tâm trên Patibhàganimitta (Quang tướng) như đã nói trong chương trước. Khi vị này chú tâm, thời một ánh sáng yếu ớt, như con đom đóm, phát xuất từ đối tượng ấy. Vị tu hành muốn cho ánh sáng ấy tràn lan khắp cả hư không, và nay chỉ thấy ánh sáng ấy chiếu khắp tất cả mọi chỗ. Cái hư không vô biên ấy không phải là một hiện thực mà chỉ là một tưởng tượng gọi là Kasinagghatimàkàsa (hư không phát sanh từ Kasina). Trên đối tượng ấy, người tu hành chú tâm và nghĩ "Àkàsa ananto" (Hư không là vô biên) cho đến khi chứng được đệ nhứt thiền. Rồi vị này chú tâm trên đệ nhứt Arùpajhàna và suy tưởng: "Vinnànam anantam" (Thức là vô biên) cho đến khi chứng được đệ nhị thiền (Vinnànancàyatanam). Muốn chứng đệ tam thiền, người tu hành lấy đệ nhứt thiền làm đối tượng tu hành và suy nghĩ "Natthi kinci" (không có vật gì tất cả). Muốn chứng đệ tứ thiền, người tu hành lấy đệ tam thiền làm đối tượng tu hành, và vì đệ tứ thiền quá tế nhị nên không thể nói là có tưởng hay không có tưởng.

TT Tuệ SIêu

Friday, October 16, 2009

Hiện Tượng Bát Nhã - Phần Thưởng Hay Quả Báo Vô Minh?

Trong những bài trước đây, viết về tình hình của Phật giáo tại quê nhà, và sự kiện đàn áp dã man trong tiến trình “quyết tâm tiêu diệt tận gốc rễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” của ác đảng Cọng sản Việt Nam, chính tôi đã đề cập rất nhiều về Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai. Tôi cũng đã tỏ nỗi ưu tư của riêng mình đến với quý Ngài trong GHPGVNTN rằng: Phần đông Phật tử trong lẫn ngoài nước đã bị Thiền sư Nhất Hạnh thu phục chiếm lấy cảm tình hết cả rồi, vả lại cũng có nhiều thân hào nhân sĩ ngoại quốc biết Thiền sư Nhất Hạnh. Đang lúc quý Ngài trong GHPGVNTN không ngừng tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, nếu Thiền sư Nhất Hạnh chỉ cần một lần lên tiếng thôi thì có thể lôi kéo lớn mạnh lực lượng toàn dân ở hải ngoại, và Cọng sản Việt Nam cũng đã suy vi hoặc sụp đổ rồi. Tiếc rằng Thiền sư Nhất Hạnh và nhóm Tăng thân làng Mai chỉ biết thủ lợi riêng tư và nhu nhược quá!

Đó là tâm sự của chính tôi. Tôi cũng mong mỏi ở Thiền sư Nhất Hạnh sẽ có lối nhìn thực tế hơn trong vấn đề nhân quyền, tôn giáo. Thế nhưng, càng đợi chờ, càng thất vọng! Để rồi, trong một bài viết mới đây (3/2007), tựa đề “Sư Ông Nhất Hạnh Ðang Ðốt Ngôi Nhà Chánh Pháp” tôi buộc lòng phải khổ tâm vừa nhắn nhủ, vừa chỉ trích: “Thuở xưa, nền móng chính trị đứng đắn ở thời Ðinh Lê Lý Trần, thường chú trọng đến minh sư, tiên sư để làm cho đạo đức vinh hoa, quốc gia thăng tiến, muôn dân an lạc. Ngày nay, chính trị lưu manh dối trá bất đạo như nhà nước Cọng sản Việt Nam thường hay chú trọng đến những kẻ tham danh tham vọng, dụng đạo cầu danh; vì thế nên hạng tục sư, ma sư lấp ló khắp nơi để mua danh bán đạo. Thậm chí những kẻ ở xa nửa quả địa cầu cũng tranh nhau bu tới hành nghề bám lợi, dù biết rằng ló ra là bị phản bác khắp nơi nhưng mớm lợi vốn đã làm mờ lý trí” mong đánh được tính tự ái, lòng từ bi và sự quan tâm tối thiểu của Thiền sư Nhất Hạnh đối với đồng đạo của mình. Ngược với lòng mong mỏi, đau đớn thay! Thiền sư Nhất Hạnh, hai lần liên tiếp trong những năm 1999 và 2005, đã dẫn hơn 300 Tăng thân làng Mai ồ ạt kéo về Việt Nam giải oan cứu nguy cho tập đoàn ác đảng CSVN, chính là việc dẫn đường cho George W Bush đã mang cõng 3 món quà giá trị và quý báu nhất từ Hoa Kỳ đến Việt Nam dâng hai tay lên cho ác đảng…

Diễn biến thấy rõ: Cả đàn con xuất thân từ Làng Mai, Làng Hồng không ngừng tiếp sức, giải oan, cứu lấy người mẹ của mình là đảng CSVN; họ đã kết lên trên áo “mẹ” họ một bông hồng rực rỡ và tự hào nhắc nhở “mẹ của mình muôn năm”. Nhưng, kết quả sẽ đến như thế nào? Mẹ đã tặng con lại cái gì? Ấy là những bông màu trắng mà “mẹ” đang gắn lên ngực, trên trái tim của các con với lối trù ẻo kín đáo rằng: Các con sống mà như đã chết, hoa trắng mà mẹ cho các con tượng trưng cho ngày tàn của các con, vốn bởi vì mẹ con chúng ta khác máu. Máu của con là máu Âu Cơ, còm máu của mẹ là máu Lê-Mác. Mẹ và Con chúng ta không cùng tồn tại, cũng chẳng thể sống chung một nhà với nhau được! Các con cài hoa hồng cho mẹ đây là do Ý THỨC của các con, ý thức non bé; còn mẹ gắn hoa trắng màu tang cho các con là vì BỔN PHẬN của mẹ, bổn phận phải thanh trừ tiêu diệt các con khi mẹ khỏe mạnh!

Tình huống hôm nay diễn ra đúng như kế hoạch của “mẹ” đã sắp đặt. Ý THỨC của đàn con Làng Mai quá hạn hẹp kém cỏi, tưởng rằng cứu mẹ là mẹ sẽ biết ơn các con. Không ngờ khi mẹ nắm trong tay 3 món quà quý do George W Bush tặng, mẹ bóp cổ các con ngay lập tức. Đứa con hiếu thảo nhất của mẹ là “Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Miền Nam” tuy đã có công lớn cống hiến miền Nam cho mẹ nuốt chửng, nhưng khi mẹ đã thành công sau 4/1975 rồi, thì mẹ cũng xóa sổ nó thay, huống hồ là đứa con vẹp Làng Mai, Làng Hồng?

Rõ đã mấy tháng qua; “đàn con dại từ lâu vất vưỡng” ở các nơi như Tu viện Bát Nhã, Mây Đầu Núi, Bếp Lửa Hồng, Rừng Phương Bối - Việt Nam. Chùa thì có (Bát Nhã), to như điện Thiên, đẹp như cảnh Tiên, mà đàn con gồm hơn 400 người sống không nơi nương tựa, ăn rau rừng nhưng không đủ, ngủ trên sỏi cát mà cũng chẳng an, điện thành Hồ sáng toang mà ánh sáng chiếu chẳng tới; đèn dầu loạng choạng u ám như Thiền ngục vô minh; mưa ướt đẫm mình, lạnh teo da buốt dạ.

Quý ngài trong GHPGVNTN thấy đau lòng muốn can thiệp nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Thật thế, nếu không rõ lai lịch của người mình muốn cứu, hóa có phải hy sinh thân mạng mình để cứu tay chân của ác đảng vốn là kẻ thù của Dân tộc hay sao? Vì thế, theo bản Thông cáo Báo chí làm tại Paris ngày 22.9.2009, Thượng tọa Thích Viên Định đã lên tiếng như sau: “Thiền sư Nhất Hạnh là khách của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, về hợp tác với Giáo Hội và Nhà cầm quyền Cộng sản. Trong vụ này (công an cướp chùa, tống khử Tăng Ni ở tu viện Bát Nhã – người viết chú), chưa hề thấy thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp lên tiếng như thế nào. Sự việc chưa rõ ràng nên không biết căn cứ vào đâu để hỗ trợ. Nhưng, việc Nhà cầm quyền cộng sản trấn áp chư Tăng Chùa Bát Nhã bằng cách cúp điện, cúp nước, ném đá, ném phân, ngăn chặn đường, không cho người vào tiếp tế lương thực, là một hành động đàn áp tôn giáo quá rõ ràng. Việc đàn áp kéo dài, xảy ra ngay bên cạnh. Nạn nhân lại là đồng bào, đồng đạo, ai thấy mà không tức giận, đau lòng... Không phải quí Hoà thượng trong GHPGVNTN không lên tiếng. Thực ra, quí ngài đã lên tiếng từ lâu rồi. Năm 1998, nghe tin Thiền sư Nhất Hạnh dự định về Việt Nam hợp tác với Nhà cầm quyền cộng sản, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã viết thư đề nghị Thiền sư Nhất Hạnh, bằng những lời nhẹ nhàng, tế nhị, đại ý: “Việt Nam chưa có tự do, dân chủ, nhân quyền, đừng về hợp tác, buôn bán, làm ăn, coi chừng sập tiệm, sẽ mất cả chì lẫn chài!... Bất chấp lời khuyên của Hoà thượng Thích Quảng độ, năm 2005, Thiền sư Nhất Hạnh về Việt Nam, kéo theo đoàn tùy tùng đông đảo lên đến 100 người. Chuyện đã lỡ, nhưng còn nước còn tát, Thượng toạ Thích Viên Định cố gắng viết một tâm thư, “Trả lời thư Thiền sư Nhất Hạnh” , phân tích lợi hại chuyến về Việt Nam không được khế thời, và tường trình cặn kẻ cho Thiền sư Nhất Hạnh biết, nhân dân Việt Nam đang bị khốn khổ vì nạn độc tài, độc đảng, nhân quyền, tôn giáo bị đàn áp rất nặng nề. Hy vọng qua thư đó, thấy rõ sự đau khổ của đồng bào Việt Nam, bị kiềm kẹp trong ách độc tài, Thiền sư sẽ đi theo con đường của GHPGVNTN, hợp cùng với các thân hào nhân sĩ và 85 triệu đồng bào, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.”

Ôi! Âu cũng do hậu quả của “ông Cha - là Thiền sư tiếng tăm lừng lẫy Làng Mai Pháp quốc” đã mang đàn con gồm mấy trăm Tăng Ni sinh về Việt Nam để hà hơi, tiếp sức, cứu nguy, giải độc cho “mẹ”; hô to khẩu hiệu cho thế giới biết rằng “bà Mẹ - là ác Đảng CSVN” thật sự có tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền.

Hôm nay, bà Mẹ thật sự ra tay giết sạch đàn con gồm 400 đứa: Tịch thu chiếu khán, đàn áp, đánh đập dã man... khiến cho họ khóc la thảm thiết, tiếng dậy vang trời, vọng khắp năm châu, lan tràn bốn biển. Đàn con 400 đứa từ Bát Nhã đã gào kêu cứu đến hết sức đứt hơi, vậy mà ông Cha tại Làng Mai Pháp quốc, vẫn an nhiên tọa thị, cắt đứt dây chuông, đóng kín Thiền môn, khép chặt màng nhĩ…

Phải chăng, Thiền sư Nhất Hạnh phải đành câm miệng như hến; thà chấp nhận vong ơn bội nghĩa, còn hơn mang tiếng u mê? Xin được phân tích:

1) Thứ nhất, chuyện đồng môn, đồng đạo và đệ tử ruột của mình bị Việt Cọng bức tử ở chùa Bát Nhã, Thiền sư Nhất Hạnh thật quá sức thấy, biết; nhưng tuyệt đối không muốn lên tiếng báo động thế giới để giải cứu cho họ ra khỏi nanh vuốt của CSVN. Đành phải ngậm đắng nuốt cay, cam chịu làm người vong ân, bội nghĩa. Thế thì còn gì để gọi là một vị Tu sĩ Phật giáo?

2) Thứ hai, giả sử nếu Thiền sư Nhất Hạnh lên tiếng phản đối chế độ Cọng sản Việt Nam, lên án tố cáo đảng CSVN để cứu lấy 400 đệ tử của mình, thì Thiền sư hẳn để lộ ra hai điểm như sau:

- Bản chất tham lam, bội tín: Nghĩa là, Đảng cho ăn, cho mặc, cho cơ hội khoe danh, thì háo hức theo hầu nịnh hót. Đảng hết cho ăn mặc hoặc gây khó khăn, thì quay lại kết án chống Đảng. Người ta sẽ thấy rõ sự bội tín này của Thiền sư Nhất Hạnh!?

- Trí óc u mê: Đảng CSVN vốn là thứ Tam vô, gian ác; người người khinh ghét, thế giới chối từ; thế mà bản thân mình vốn là một vị Thiền sư sáng suốt, nhưng không nhận ra được điều này của Cọng sản, lại bám theo làm bạn, kết duyên. Cho mên kết quả mới thảm khốc thế này. Đó có phải là cái trí u mê của một “Thiền sư” hay không? Hơn thế, điều này còn ảnh hưởng không ít đến kho tàng sách vở của Thiền sư Nhất Hạnh. Bởi vì một sự thật trước mắt về đảng CSVN mà Thiền sư cũng nhận diện không rõ; vậy thì bao nhiêu sách vở mà Thiền sư viết, hóa được viết ra từ u minh đoản trí hay sao? Hỏi ai còn muốn đọc?

Qua hai điều 1) và 2) trên, thực hiện điều này thì bị vấp điều kia, đàng nào “Thiền sư” cũng tiêu tùng cả!

Nhưng, há lẽ Thiền sư cứ tiếp tục ngồi an nhiên, mặc kệ cho đàn đệ tử của mình bị CSVN bách hại hay sao??? Liệu khi chết, Thiền sư lúc chết có nhắm mắt nổi không? Nhưng phải cứu như thế nào để còn được lợi dân ích nước, ấy là điều mà Thiền sư cần phải cẩn trọng suy xét và hoạch định để khỏi phải giẵm vào một vùng vô minh thứ hai nữa.

Viết đến đây, Con vô cùng cảm phục trí anh minh, đức từ bi, lòng vị tha, tinh thần bất khuất và lập trường kiên cố của quý Ngài trong hàng Giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã kiên trì sống chết với bọn ác đảng Cọng sản Việt Nam, loại bỏ ma quân, quyết không hòa hợp. Con đây, sức mỏng tồi dày, chưa làm được gì cho quê hương. Nhưng quý Ngài, mặc dù tuổi tác đã cao, lại hy sinh quá nhiều cho Quốc gia Dân tộc và Đạo pháp, bị bọn Việt gian giáo gian đánh phá, vào tù ra tội, máu đổ xương rơi, mà đến bây giờ Quốc nạn vẫn chưa qua, Pháp nạn còn chưa khỏi. Con xin tâm thành cúi đầu đảnh lễ quý Ngài suốt một cuộc đời còn lại để tưởng nhớ công ơn hy sinh cao cả đó của quý Ngài cho mục đích thiêng liêng cao tột!

Còn riêng, xin quý Tăng Ni hiện đang phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Quốc doanh) hãy nên lấy sự vụ chùa Bát Nhã và sư Nhất Hạnh để làm bài học cho phương hướng hành hoạt và phụng sự Đạo pháp của mình cho hợp lẽ; hãy công khai thoát ly ngay khỏi cái Giáo hội quốc doanh ba búa đó. Mạnh Thát, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ cũng nên dùng Thiền sư Nhất Hạnh về vụ Bát Nhã để soi sáng cho mình; đừng có tưởng rằng triệt hạ Ngài Quảng Độ để mang GHPGVNTN về cho Mặt trận Tổ quốc là được tặng thưởng và ăn yên ngủ yên đâu nhé, mà đang có giây thòng lọng chờ treo cổ phía trên. Lại nữa, những kẻ làm Giáo gian, Việt gian hãy nên nhìn lại mấy thứ bại hoại như Trần Trường, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy để mau quay về đường chánh. Những ai muốn cọng tác làm ăn với đám côn đồ ác đảng CSVN, hãy nên lấy trường hợp của tên “vua chả giò Hòa Lan Trịnh Vĩnh Bình” để soi! Bao cảnh đổ nát tang thương gây ra bởi CSVN cho những tên nhẹ dạ, vô thức, vô trí thật đếm không xuể. Tiếc rằng, bọn vô thức đứng từ bên bờ này, thấy miếng bánh mì bên bờ kia là cúi đầu lao đến, chứ chẳng chịu nhìn ở giữa cái vực hố thẳm sâu!!!

Tin tưởng và làm bạn với chó dữ, cọp đói; vẫn còn tốt và an toàn hơn ngàn lần so với việc tin tưởng hoặc làm bạn với bọn Cọng sản Việt Nam! Dứt khoát muôn đời như thế!

Lãnh hải, lãnh thổ, Hoàng Sa, Trường Sa, quê hương đất nước chung của Tổ tiên, của cả Dân tộc mà chúng còn mang dâng cho Tàu Cọng; huống hồ từng cá nhân, từng cọng đồng, từng tôn giáo mà nói làm gì? Thế mà có kẻ cam phận làm tay sai cho ác đảng khiến! Than ôi! Nhân phẩm ở đâu? Trí óc ở đâu rồi?

Biến cố xảy ra tại tu viện Bát Nhã, phải chăng là phần thưởng của đảng Cọng sản Việt Nam trao cho làng Mai vì đã có công giải độc cứu “mẹ”, hay là quả báo vô minh bởi đã cố tình phụng sự ma vương ác đảng của Tăng thân Làng Mai? Xin nhóm làng Mai hãy mở cửa phòng cho ánh sáng lọt vào, nhảy ra ngồi thiền dưới mặt nhật để quán tưởng!

Và, cuối cùng xin được nhấn mạnh một lần nữa, thiết nghĩ Hiện tượng Bát Nhã, làng Mai và Thiền sư Nhất Hạnh là một BÀI HỌC ngàn đời quý báu cho toàn khối Phật giáo quốc doanh, Thiên Chúa giáo quốc doanh; cho toàn thể những tên Giáo gian, Việt gian đã bán rẻ linh hồn chiêu hồi ác đảng đang hại dân hại nước. Hãy nên mang bài học này về hằng đêm gối đầu, suy nghiệm; để sớm xa lìa ác đạo, phụng sự chính nghĩa, diệt kẻ thù chung. Chỉ mong có thế!

Hoài Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2009

Friday, October 9, 2009

Lễ ra mắt Diễn Đàn Cư Sĩ Ưu Tư Với Tiền Đồ Dân Tộc và Đạo Pháp.

VGTT- Aug 16, 2009.

Lễ ra mắt Diễn Đàn Cư Sĩ Ưu Tư Với Tiền Đồ Dân Tộc Và Đạo Pháp trên mạng hội thoại Paltalk, đã được long trọng cử hành đúng 19:00 PM giờ California ngày 15 tháng 08, 2009 vừa qua, dưới sự chứng minh của Chư Tôn Ðức trong GHPGVNTNHN, VPII, VHÐ tại Hoa Kỳ và Canada bởi HT Thiện Tâm và TT Giác Ðẳng. Chương trình buổi lễ diễn tiến suông sẻ từ đầu đến cuối ngọai trừ một vài trục trặc nhỏ không đáng kể, với số người tham dự có lúc cao điểm lên đến hơn 80 kể cũng là đã thành công.

Buổi lễ được tiến hành đúng với chương trình đã phổ biến kèm theo Thư Mời Tham Dự Lễ Ra Mắt Diễn Đàn Cư Sĩ ngày 15 tháng 07, 2009, hơn 4 giờ đồng hồ liên tục, không gặp trục trặc kỹ thuật, hoặc trở ngại đường truyền nào, quan khách tham dự hầu hết ngồi lại đến phút chót đến khi diễn đàn đóng cửa thì mới giải tán, ...room ai nấy về.

Bản thân TTK Tuệ Kiếm cầm mic làm MC dẫn chương trình, tuy không có trục trặc hay sai sót nhiều nhưng cũng có lúc phải ...lên ruột, chẳng hạn như sắp đến giờ Chư Tôn Đức niệm hương lễ bái Tam Bảo mà không thấy HT Thiện Tâm online (trong khi TT Giác Ðẳng đã online 20 phút trước giờ khai mạc. Sadhu! chúng con kính tri ân TT Giác Ðẳng về điểm này), may sao đ/h Ủy viên Ðặc Trách Liên Lạc Và Kỹ Thuật Nguyên Tịnh Bảo Phán (Dương Tiêu) kịp thời text chat lên rằng HT Thiện Tâm sẽ niệm hương lễ bái qua điện thoại tiếp vận bởi Dương Tiêu. Mừng quá, thế là yên chí tiếp tục chương trình (Chẳng là vì HT Thiện Tâm đang tham gia hướng dẫn khóa tu học tại một ngôi chùa không có đường truyền Internet ở New York).

Các tiết mục trong phần thứ nhất của chương trình hầu hết là nghi lễ, mọi sự diễn ra tốt đẹp. Ð/h Ủy viên đặc trách Ngoại Vụ VoBatPhi với lời chào mừng quan khách giọng miền Nam trầm ấm chân tình qua giòng lịch sử với những tấm gương tranh đấu bảo vệ và phát huy dân tộc song song với đạo pháp từ thời xa xưa Ðinh Lê Lý Trần cho đến hiện trạng bức thiết, khiến cho người nghe có cảm giác gần gũi, thân thiện, thì đ/h Ủy viên Ðặc trách Nội vụ Tuệ Vũ trong phần bày tỏ tâm tình qua Tâm Thư số 2 bằng giọng Bắc mạnh mẽ, thiết tha, với những mối trăn trở, ưu tư về hiện tình quốc nạn, pháp nạn và GHPGVNTN dưới nhiều âm mưu bách hại tàn độc của cộng sản Việt Nam, nhằm xóa sổ một giáo hội dân lập truyền thừa, nhằm tiêu hủy tiềm năng của một lực lượng đấu tranh dựng nước, giữ nước ẩn tàng nơi hàng ngũ cư sĩ và Gia Ðình Phật Tử, đã đánh động được lòng người, lôi cuốn sự chú ý của thính giả nên đã có nhiều đóa hoa tán thưởng xuất hiện trên màn hình.

Phần niệm hương lễ bái Tam Bảo theo truyền thống Bắc Tông, và đạo từ của HT Thiện Tâm, qua tiếp vận điện thoại, tuy âm thanh không được trong trẻo lắm, nhưng cũng đã là một cố gắng tối đa của đ/h Dương Tiêu, cũng đủ làm cho mọi người ấm lòng hơn, vì HT Thiện Tâm đã không quản ngại giờ giấc trái khóay, thiếu thốn phương tiện, vẫn mở lòng lân mẫn, thương tưởng các hàng Phật tử trông đợi được lắng nghe câu kinh tiếng kệ, lời vàng pháp bảo qua sự quảng diễn của quý Ngài. Về điều này cũng xin được tán thán công đức vô lượng của đ/h Ủy Viên Liên Lạc & Kỹ Thuật Dương Tiêu, đã bỏ biết bao công của. Pháp nhũ của TT Giác Ðẳng tuy ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa sách tấn khiến mọi thành viên diễn đàn càng thêm phấn khởi, không uổng phí bao công sức khó nhọc, thời giờ bỏ ra để xúc tiến thành lập diễn đàn.

Một tiết mục bất ngờ không chuẩn bị trước nhưng cũng đã được thu xếp đưa vào chương trình một cách khít khao, không ai nghĩ rằng là bất ngờ. Ðó là phần đôi lời chia sẻ tâm tình trong tinh thần đoàn kết tôn giáo của Linh Mục Nguyên Thanh, Cha Nguyên Thanh đến diễn đàn từ California qua sự tiếp vận đường điện thoại của phóng viên Paltalk thuộc diễn đàn Tiếng Nói Tự Do Của Người Dân Việt Nam, anh Biển Nhớ. Sở dĩ Diễn Ðàn Cư Sĩ có được tiếng nói của Linh Mục Nguyên Thanh là vì trong đợt Thắp Lửa Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Giáo Xứ Tam Tòa ngày 02 tháng 08, 2009, Diễn Ðàn đã gửi văn thư đến Linh Mục xin tham gia hiệp thông qua một thành viên Ban Liên Lạc Và Kỹ Thuật của diễn đàn, Cô Ngọc Phương Nam đại diện chính thức của diễn đàn đã đến tận nơi hành lễ. Và lần này, khi ra mắt, diễn đàn cũng đã gửi văn thư mời đến Ngài, đáp lại, Ngài đã góp tiếng nói trong ngày ra mắt.

Phần thứ hai của chương trình được bắt đầu bằng bài thơ "Trên đường lưu đày" trong Tập Thơ Tù của HT Quảng Ðộ do nhà xuất bản Quê Mẹ của GS Võ Văn Ái phát hành. Bài thơ được diễn ngâm qua một giọng Huế nữ ray rứt đầy xúc cảm khiến thính giả không cầm được nước mắt, hoa hồng và khuôn mặt nước mắt tràn ngập cả phòng, đó là giọng ngâm của một thành viên Ban Tu Thư và Dịch Thuật, đ/h Tuệ Giang.

Nội dung của bài thơ với những câu "Với bàn tay của những kẻ vô thần, đạo pháp tan hoang, giang sơn rách nát" và "tôi nguyện sẽ không bao giờ khuất phục, những kẻ chỉ biết tin nơi bạo lực, nuôi hận thù và giết chết tình thương " Những lời thơ của Ngài trong tập Thơ Tù giống như là những bản cáo trạng, trực tiếp hoặc gián tiếp nói lên vô số tội ác của CSVN, bài thơ trên là một trong những bài thơ mà Ngài đã làm khi ngồi đâu đó trong một cái nhà tù nhỏ nằm trong nhà tù khổng lồ đất nước Việt Nam, HT Thích Quảng Độ, bậc lãnh đạo tinh thần kiên cường bất khuất của chúng ta, đã không biết bao lần cất lên tiếng kêu cảnh báo họa mất nước, nạn diệt vong, Ngài đã kêu gọi chúng ta hãy dấn thân, đã được TK đưa vào lời dẫn cho bài "Lời kêu gọi dân chủ cho Việt Nam" của Ngài Quảng Ðộ, và đã được TK đọc để dẫn vào phần thuyết trình của bình luận gia Lý Ðại Nguyên với đề tài "Trách vụ của người cư sĩ trước hiện tình quốc nạn, pháp nạn", là tiết mục chính yếu của của chương trình ra mắt Diễn Ðàn Cư Sĩ.

Trong phần thuyết trình, GS Lý Ðại Nguyên đã chia sẻ những quan niệm của Ông đối với vấn đề quốc nạn, pháp nạn và người cư sĩ. Suốt trong một giờ đồng hồ, Ông sơ lược về Phật giáo và Ngũ Giới của người cư sĩ, đến ý nghĩa của Phật Pháp Tăng, Ông nhấn mạnh rằng cư sĩ là sự sống của đạo pháp, là nội lực dân tộc, Ông cũng nhắc đến quan niệm phải tách rời tôn giáo ra khỏi cơ chế chính quyền, rồi Ông đưa thính giả đi theo giòng lịch sử Phật giáo qua nhiều thời đại cùng với tính chất, vai trò của cư sĩ Phật giáo trong từng thời kỳ, cuối cùng là pháp nạn dưới chế độ cộng sản, Ông cũng đã nhắc đến một vài tấm gương hy sinh của hàng ngũ cư sĩ trong công cuộc đấu tranh phản đối sự đàn áp của bạo quyền cộng sản trước khi bước sang phần hội luận.

Trong phần hội luận, Ủy viên Ðặc trách Nội vụ, Tuệ Vũ, đã làm không khí sinh động và nóng bỏng hơn với những câu hỏi mang nhiều tính chất thời sự qua các hiện tượng đánh phá GHPGVNTN của các nhóm Thân Hữu Già Lam, Về Nguồn, Giáo Hội tiếm danh Liên Châu, ký kết mới giữa Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam để thực hiện Nghị quyết 36 nhằm công khai bành trướng hải ngọai của ban tuyên giáo CSVN, đã khiến GS Lý Ðại Nguyên lắm khi phải cao giọng kêu gọi giới tu sĩ cũng như hàng ngũ cư sĩ Phật tử phải cảnh giác trước những âm mưu từ đàn áp đến chiêu dụ, đồng hóa đến lũng đọan của CSVN, cho thấy được tâm huyết của diễn giả cũng như điều hợp viên cùng các thành viên tham dự buổi lễ ra mắt Diễn Ðàn Cư Sĩ.

Sau hơn 4 giờ đồng hồ liên tục, buổi lễ kết thúc với phần cảm tạ quan khách của đ/h Ngũ Uẩn, Ủy Viên Ðặc Trách Tu Thư Và Dịch Thuật thực hiện, phần Hồi hướng do đ/h Dương Tiêu, và thông báo giờ giấc sinh hoạt chính thức hàng tuần bởi TTK Tuệ Kiếm.


Tổ chức Diễn Ðàn Cư Sĩ Ưu Tư Với Tiền Ðồ Dân Tộc Và Ðạo Pháp, tiếng nói đấu tranh của người cư sĩ Phật tử trên mạng hội thoại Paltalk, phát huy giáo lý Phật Ðà, ủng hộ GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của HT Quảng Ðộ, mới vừa thành lập, vẫn còn non trẻ, mong mỏi được sự yểm trợ, tiếp tay của tất cả mọi tổ chức, đoàn thể Phật giáo khác có cùng chí hướng, để phát triển rộng rãi hơn, biến thành một lực lượng cư sĩ đòan kết trong và ngoài nước nhằm phục hưng tinh thần Phật giáo truyền thống không bị nhuộm hồng, nhuộm đỏ bởi bàn tay vô thần của CSVN, trong buổi Lễ Ra Mắt hôm Thứ Bảy 15 tháng 08, 2009 vừa qua, chắc chắn đã không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong tất cả Chư Tôn Ðức, quý ngài lãnh đạo các tôn giáo, quý đoàn thể, quý huynh trưởng, đoàn sinh GÐPT, quý đạo hữu và đồng hương niệm tình tha thứ.

Nhà tu phải nên làm gương (Pham Dao dịch)

Victor Ifedi. The Guardian. Thứ Bảy ngày 22 tháng 8, 2009.

Thầy tu là những người truyền giáo. Thuở xưa, các tổ du hành khắp nơi để truyền đạt những chân lý tôn giáo xuyên qua những hành lang đường bộ và vượt qua những dòng sông. Tôn giáo của họ khác nhau, từ Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo, Shinto giáo, Ấn giáo, và các tôn giáo khác. Họ đã cảm hoá nhiều người và đã thu hút một số tín đồ đông đúc. Ngày nay, nền văn minh đã làm biến chất rất nhiều nhà tu hành. Con số của những người này cũng gia tăng gấp bội.

Với sự gia tăng của các thầy tu, những người hoài nghi đã nêu ra những nỗi lo sợ chính đáng. Một tổng giám mục gần đây đã phàn nàn rằng một số thầy tu là những kẻ cướp giựt. Ngài kết án những người truyền đạo đó đang lợi dụng đạo tràng của họ và làm tiền bằng sự giả dối ngụy tạo. Họ dựng nên những cuộc viễn chinh tôn giáo, giảng những bài thuyết pháp mập mờ và biểu diễn những phép mầu dối trá. Một nhân vật nổi tiếng mang danh Chúa đã biểu diễn các phép lạ trên truyền hình.

Chủ nghĩa vật chất dường như đã tước đoạt các thực hành tôn giáo. Nghe nói một thầy tu nổi tiếng gần đây đã mua một chiếc phi cơ. Một số thầy tu chưng bày những gia sản đồ sộ, lái những chiếc xe kiểu mẫu tân thời và đang xây cất những toà lâu đài. Nguồn gốc của những gia tài khổng lồ như vậy đã tạo ra một cơn bão tuyết của những câu chuyện tầm phào. Càng ngày càng nhiều vị lãnh đạo nhà thờ và chùa chiền cho người ta một ấn tượng rằng họ là những lái thương nắm giữ tài sản của chùa chứ không phải đạo tràng. Bây giờ gia đình sở hữu chùa chiền và nhà thờ. Các thành viên hoàn toàn bị loại trừ.

Chúng ta cần một dòng dõi mới của các thầy tu - những người sẽ là những nhà truyền đạo cao quý và những tấm gương sáng trong xã hội. Việc đào tạo thầy tu trong những tu viện cũng nên được chỉnh đốn lại. Một cơ chế giám định phải được thiết lập để ngăn ngừa sự nảy nở của những tổ chức tôn giáo. Chính quyền phải chú ý tối đa đến việc gầy dựng công ăn việc làm cho các học sinh ra trường để tránh sự ồ ạt làm nghề thầy tu bởi những người nhìn thấy đó là cách cuối cùng thật sự để tồn tại.

Đại Vệ văn minh chí dị - Giáp Văn

Thứ năm, ngày 30 tháng tư năm 2009
Đại Vệ văn minh chí dị (1)



(Lấy cảm hứng từ Đại Vệ chí dị của Người Buôn Gió)

Giáp Văn


Lại nói, sau khi tể tướng nước Vệ đi rồi, Đào Vương là vua nước Tề mới quay sang nói với cận thần:

-Nước Vệ tuy nhỏ nhưng ngoan cố kiên cường. Tiên đế đã bao phen mang quân chinh phạt, mấy nghìn năm rồi mà việc vẫn chưa xong. Xét theo sử sách, thì nước này Bắc giáp Động Đình, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam Hải. Trải qua mấy nghìn năm, nước Tề ta đã thu phục gần hết, chỉ còn lại phần nhỏ ở phía Nam. Nhưng cứ vài trăm năm, lại có kẻ dấy binh nổi loạn đòi cố quốc. Trước có chị em nhà Trưng Trắc, Trưng Nhị đánh lên Tượng Quận. Sau lại có bọn Tây Sơn đòi lưỡng Quảng, đòi cả công chúa. Sở dĩ như vậy là do văn minh nước Vệ độc đáo, hun đúc kết tinh truyền từ đời này sang đời khác.

Tể tướng nước Tề là Bảo, thấy vậy mới thưa rằng:

-Ngay đến cả quốc bảo của chúng ta như Kinh Dịch, Lạc Thư Hà Đồ, cũng có kẻ xấu miệng nói rằng xuất xứ là từ nước Vệ. Xem thế đủ biết, văn minh nước ấy thâm sâu khôn lường.

Đào Vương thấy vậy liền nói tiếp:

-Dân xứ ấy, bất kể đàn ông hay đàn bà, cũng anh dũng khác thường. Nhớ lại năm xưa, Thị Trinh nổi loạn, Lục tiên sinh mang quân đánh dẹp sáu tháng không xong, sau phải sai quân sĩ tụt quần diễu võ. Trinh thấy thế xấu hổ rút lui nên Lục tiên sinh mới có cơ bình phạt. Cho nên, muốn thu phục, vạn bất đắc dĩ mới phải dụng binh.

Cả hai trầm ngâm suy tính, bất giác Đào Vương nói:

-Xưa tiên đế bình phạt nước Vệ, tuy chỉ cai trị chưa đến hai chục năm, nhưng đã kịp đốt sách diệt sĩ. Cái gì quí báu cũng kịp chở về nhà. Nhờ thế mà dân Vệ lung lay như cây mất gốc suốt mấy trăm năm. Nếu không, nước Tề ta khó mà được như bây giờ, ta với các ngươi có khi cũng không có mặt. Nay ta học theo người xưa, tàn sát văn hóa, thì nước Vệ tự nhiên suy yếu. Nguyện ước của tiên đế nhờ thế mà có cơ thực hiện.

Bảo tể tướng thấy thế liền hùa theo:

-Đại Vương nói chí lý. Mấy chục năm nay ta đã cho không phim ảnh, nên dân Vệ suốt ngày xem phim dã sử nước Tề, đến mức thuộc sử Tề hơn cả sử Vệ. Chưa kể, dân xứ ấy sau mấy chục năm loạn lạc đói khổ, giờ chỉ chăm chắm lo cái trước mắt mà không nghĩ đến chuyện lâu dài. Kể như mỗi khi ta mua móng trâu móng bò, mua ếch, rắn, mèo thì vài vụ sau nhất định mất mùa đói kém. Nên kế của Đại vương, nếu bỏ chút công của, lại nhằm vào lòng tham sân si của quan lại và dân chúng thì dễ thực hiện lắm.

-Vậy ngươi định tính sao? Đào Vương hỏi. Bảo liền nói tiếp:

-Nước Vệ có cái mỏ nhôm lớn, nằm ở cao nguyên, là nơi hiểm yếu chiến lược. Nay vì túng quẫn, triều đình nước Vệ đã nhờ Đại Vương giúp sức đào lên chia phần để bán. Vậy Đại Vương mượn cớ giúp đỡ, cử hai vạn quân xuất thân từ vùng nghèo khó, giả làm phu đào mỏ đi sang. Lại dẫn thêm vài nghìn người phục dịch, mang theo nhiều quần áo, băng đĩa karaoke, phim ảnh và năm trăm cân vàng. Nội trong ba năm, có thể xong đại sự.

Ngươi nói rõ hơn xem! Đào Vương gắt.

-Muôn tâu! Trải qua nghìn năm cai trị mà xứ ấy vẫn không bị Tề hóa, chung qui cũng chỉ tại cái lũy tre làng. Cái lũy tre ấy ngăn cách sinh hoạt của dân chúng với triều đình, nên văn hóa xứ Vệ mới tồn tại dai dẳng như vậy. Thì nay cái xứ cao nguyên kia cũng thế, ở vùng hẻo lánh cách biệt, dân chúng nam đóng khố, nữ mặc váy thêu, hát sử thi Đăm Săn, gõ cồng múa chiêng, rất đặc biệt. Mỗi khi có dạ hội liên hoan to nhỏ, lại mang những thứ ấy ra nhảy múa trình diễn...

-Ngươi dài dòng quá. Nói gọn ta nghe! Đào Vương sốt ruột gắt lớn.

-Thưa vâng! Nay ta mang nhiều quần áo sang phát không cho dân chúng, thì họ không đóng khố mặc váy nữa. Lại mang băng đĩa karaoke phim ảnh cho không, thì họ không hát sử thi nữa. Lại lấy năm trăm cân vàng, đúc thành cồng chiêng, rồi cho đổi một cồng chiêng đồng lấy một cồng chiêng vàng thì nhất định dân chúng sẽ mừng húm. Nhưng cồng vàng gõ không kêu, chiêng vàng đánh không ra tiếng, thì cái trò múa cồng múa chiêng tự nhiên chấm dứt. Dân chúng tham vàng, sẽ tự đánh giết lẫn nhau, văn minh vùng ấy tự nhiên bị diệt.

-Hay! Đào Vương vỗ đùi đánh đét một cái, rồi hỏi:

-Còn gì nữa không?

Bảo thấy vậy, vui mừng ra mặt, tâu tiếp:

-Hai vạn quân sĩ sẽ cho kết hôn với người bản địa. Bọn này ở nhà không lấy được vợ, có cơ làm loạn. Nay cho sang bên ấy tiện cả đôi đường. Còn bọn phục dịch sẽ cho mở nhà hàng ăn uống giải trí, bán các món ăn Tề, hát các bài hát Tề. Sau ba năm, sẽ có hai vạn Tề con, lại có thêm một cái Tề-thao ở đó. Vậy coi như có một nước Tề nhỏ trong lòng nước Vệ. Lúc ấy, đại sự hà cớ gì lại không thành!

-Còn gì nữa không? Nếu không, tiến hành ngay lập tức! Đào Vương phấn khích đến độ không giữ được bình tĩnh. Thấy vậy, Bảo càng vui hơn, dõng dạc tâu tiếp:

-Muôn tâu! Khi khai mỏ rửa quặng, ta bí mật đổ thêm chút thuốc độc. Thuốc này theo đường sông suối mà chảy về xuôi. Nước sông nước giếng, tôm cua cá, lúa gạo cấy trồng, trâu bò lợn gà, kể cả người dân uống nước, đều sẽ bị nhiễm độc. Lúc ấy dân chúng sức khỏe suy yếu, tinh thần bạc nhược, lại suốt ngày xem phim Tề, mặc quần áo Tề, ăn món ăn Tề, vui chơi hú hí ở Tề-thao, thì sức đâu mà kháng cự. Muôn tâu bệ hạ! Cái này là bất chiến tự nhiên thành. Hoặc giả, một trận gió to là bay sạch...

-Diệu kế! Quả là diệu kế! Phen này ta một tên trúng năm sáu đích. Ước nguyện của tiên đế có cơ thành hiện thực!

Đào Vương phấn khích cùng cực, ngồi nhổm hẳn lên ngai vàng, mắt sáng rực, quát lớn:

-Bay đâu! Y kế thi hành!

Quần thần dạ ran rồi lui ra, bàn bạc cắt cử việc mang người mang của đi sang nước Vệ.

Liverpool, 30/4/09.


(Còn nữa)

Đại Vệ văn minh chí dị (2)

Đại Vệ văn minh chí dị (3)

Lại nói, triều đình nước Vệ nghe tin Tề Bá Vương mang người mang của sang giúp việc bóc đất khai mỏ thì mừng lắm, liền mở cuộc họp báo rao tướng lên rằng phen này nước Vệ sắp giàu rồi! Vệ ta sắp có thêm khoản tiền to để bỏ vào ngân khố rồi!

Có vị võ tướng, vốn là khai quốc công thần, tuổi tuy đã gần trăm nhưng mắt vẫn tinh anh, nhìn rõ dã tâm của Tề Bá Vương, nhưng sợ lòng dân vọng động, nên hai lần bí mật dâng biểu can ngăn. Triều đình tuy có tiếp biểu, nhưng giấu biệt tăm không cho dân chúng biết. May có kẻ nhanh tay nhanh mắt, lại có lòng với nước với dân, nửa đêm lẻn vào phủ Tể tướng chép lại, mang ra phát tán tứ phương. Dân nước Vệ nhờ thế đọc được, mới biết cái họa diệt vong đã ở sát sau lưng. Trong nhà ngoài ngõ, nam phụ lão ấu, ai ai cũng lo lắng mất ăn mất ngủ. Mấy tay mõ làng cũng không đứng ngoài cuộc, ngày đêm rao giảng chuyện nước Tề sắp mang quân sang khai mỏ nước Vệ. Chưa bao giờ tình hình Vệ quốc lại căng thẳng trầm trọng đến như vậy.

Thế nên, các vị bô lão cùng các sĩ phu nước Vệ mới tính chuyện tổ chức hội nghị Diên Hồng, phân tích thiệt hơn để soạn biểu can gián triều đình. Có vị tuổi già sức yếu, cũng không ngại đường xa, cưỡi lừa bất kể ngày đêm đi hơn trăm dặm có mặt đúng giờ. Có vị sức tàn lực kiệt, cũng ngồi lên võng bảo con cháu khiêng đi. Các bậc danh sĩ khoa bảng, vốn người nước Vệ nhưng đang sinh sống làm ăn thuyết giảng ở các nước Mẩy, Ngố, Nhất, Phù, Đủ, Tấn, Tất, Tần, Tật... cũng thu xếp trở về. Nội trong dăm chục năm trở lại đây, chưa có khi nào người nước Vệ lại cần kíp và đồng lòng như vậy.

Những tay trẻ tuổi không được tham dự hội nghị, thì xin ký tên điểm chỉ tỏ lòng hưởng ứng. Để thêm bằng cớ, có kẻ còn vào tận xứ cao nguyên ghi ảnh chụp hình. Kẻ có chút học thức, lại thạo nghề khai mỏ, thì ngồi tính toán chi li xem việc bóc đất rửa quặng lời lỗ bao nhiêu thiệt hại thế nào. Tất cả mới ngã bổ chửng ra rằng, nếu không tàn phá thiên nhiên cây cỏ, đầu độc sông suối thì phần lỗ là cầm chắc trong tay. Nên hội nghị lại càng đồng tâm nhất trí. Nhất hô vạn ứng, nội trong ba ngày, có đến mấy nghìn người xin tham gia soạn biểu ký tên can gián triều đình. Danh sách quá dài, giấy không đủ viết, các bô lão mới đành lựa lấy hơn trăm người, phần nhiều là các vị chức cao vọng trọng, cùng các sĩ phu khoa bảng đã thành danh, định ngày lành giờ tốt, đồng tâm soạn biểu dâng lên triều đình nước Vệ.

Rồi ngày ấy giờ ấy, tất cả xa gần họp mặt, tắm nước thơm, đốt trầm hương soạn biểu. Kể rõ sự tình, nói rõ cái nguy trước mắt, cái khốn lâu dài, lại thêm mười điều thua lẽ thiệt:

Việc không cần thiết, chớ nhọc sức dân

Không giúp việc làm, không thêm ngân khố

Đường xa cách trở, vận chuyển làm sao

Thiếu nuớc trên cao, thiếu điện chạy máy

Hại cỏ hại cây, hại người hại vật

Hiểm yếu chiến lược, không thể bỏ qua

Rước hổ về nhà, ngoại bang xâm nhập

Văn minh suy kiệt, Vệ tộc diệt vong

Một lần sẩy chân, muôn đời nô lệ...

Biểu soạn xong, sao thành ba bản, lại thành kính thắp hương khấn Quốc tổ Quốc mẫu, cầu Người phù hộ độ trì cho con dân nước Vệ qua cơn nguy khốn, rồi nhằm phòng Vụ quốc, phủ Tể tướng và điện Vệ Vương thẳng tiến.

Bô lão đi trước, chí sĩ đi sau, xếp thành hai hàng, áo the khăn đóng... Chưa bao giờ việc dâng biểu lại diễn ra long trọng như vậy.

Đến phòng Vụ quốc, biểu được dâng lên, đón tiếp trọng thị. Bô lão nghẹn lời, chí sĩ rơi nước mắt. Nhờ hồng phúc tổ tiên, nước Vệ ta sắp được cứu rồi!

Trời cao đất thấp, gió mát hiu hiu, lòng người hớn hở, cả đoàn lại chỉnh đốn hàng ngũ, sửa sang y phục, tiến sang phủ Tể tướng và điện Vệ Vương. Thì hỡi ôi, phủ và điện xưa nay không có thói quen nhận biểu tận tay. Muốn gửi gì trình gì, phải qua nhà mõ.

Ừ thì nhà mõ! Vận nước làm trọng, khó nhọc lúc này kể đến làm chi. Nhà mõ cạnh đây, nói khó một tí thì mõ chuyển...

Trong nhà ngoài ngõ, nam phụ lão ấu lại khấp khởi mừng thầm. Biểu đã dâng lên, thấu tình đạt lý, lẽ nào triều đình không xem xét.

Rồi cũng đến ngày đến tháng, thỏa niềm mong mỏi muôn dân, công chiếu ban ra, ngắn gọn súc tích: Khai mỏ nguyên cao là chưởng tru lớn của đình triều. Bán cầm!

Dân chúng chết đứng. Chí sĩ chết ngồi. Các vị bô lão nước mắt hai hàng, xót không thể tả.


(còn nữa)

Lại kể, sau khi nhận biểu nhà mõ đưa lên, Vệ Vương cùng Tể tướng mất ăn mất ngủ. Làm Vương làm Tướng, chữ tín phải đội lên đầu. Đã nhận lời với người Tề, lại ký kết hiệp ước liên minh tương hỗ, thì làm sao thoái thác được đây. Ngộ nhỡ sau này có biến, thì ai trông ai giúp.

Có kẻ đa mưu túc trí, tên gọi Tôn Dưa, mới hiến kế rằng:

-Để xảy ra cơ sự này, tội đầu là tội cái thư của tay võ tướng. Sau đấy là bọn mõ làng tiếp tay phổ biến lung tung. Nay thu hồi cấm tiệt, bịt mồm bịt miệng, thì triều đình làm gì nghĩ, dân tình ai biết đấy là đâu.

Triều đình nước Vệ cho rằng chí lý, nên soạn chiếu ban ra: “Từ nay trở đi, những gì là chưởng tru lớn của đình triều, thì cấm bàn cấm đưa tin cấm trình lên Vụ quốc. Quần thần nước Vệ toàn những tay anh kiệt trị giá triệu đô, sẽ lo hết tính hết lên kế hoạch hết, dân chúng không phải nhọc lòng. Ai vi phạm sẽ xử theo luật đình triều nước Vệ”.

Dân Vệ thấy vậy sợ xanh mắt. Những tay có chút máu mặt thì thậm thụt bàn tán với nhau. Bàn rằng:

-Khai mỏ lần này là cầm chắc cái lỗ trong tay. Nhớ lại mươi năm về trước, phủ phủ vay tiền mua lò kéo mật của nước Tề, chưa được nửa năm thì vứt không bỏ đấy, mới thấy dân lỗ thì mặc kệ dân, chứ nhà quan đâu cần biết tới...

Có kẻ thạo tin lại nói thêm vào:

-Luật bất thành văn, mỗi khi mua sắm bằng tiền công khố, mười phần trăm bỏ túi nhà quan. Nên dân lỗ thì có thể, chứ nhà quan có lỗ bao giờ. Cùng lắm, lại bắt dân đóng thuế...

Có kẻ suy nghĩ sâu xa hơn chuyện đồng tiền nén bạc, than rằng:

-Nay nước Tề mang người mang của sang đây, lại lưu trú tại vùng hiểm yếu. Người Vệ ta duy cảm duy tình, thật thà như đếm, ngộ nhỡ có biến, thì làm sao đấu được với người Tề mưu mô xảo quyệt, nghìn năm phá quách đánh thành...

Có kẻ đi xa mở mang hiểu biết, cũng góp chuyện bàn thêm:

-Xưa nay người Tề đi đến đâu là văn hóa Tề đi theo đến đó. Sở dĩ cái nước Ít-xờ-ren nghìn năm phiêu bạt mà không bị diệt là nhờ giữ được văn hóa. Nay triều đình tiếp tay cho Tề quốc tàn sát văn minh thì nước Vệ ta sắp nguy rồi...

Kẻ thông thạo sử sách cũng thầm thì góp chuyện:

-Nước Tề ngày càng phình to, nay người Tề lại nói rằng bản đồ nước Tề hình con gà trống, mà nước Vệ ta là cái chân của nó...

Rồi lại có kẻ trầm ngâm, ra chiều hồi tưởng chuyện xưa:

-Nhớ ngày nào Đào Vương sang Vệ quốc, tiếng là sang chơi mà thực chất vi hành. Nhà cao cửa rộng không ở, nước nóng khách sạn không tắm, giữa hôm trời lạnh, lại giở trò xuống Đông Hải tắm chơi. Xem thế đủ biết, ý tứ rằng đây ao ta thì ta tắm...

Lại có kẻ thông thuộc sử sách bên Tây thuận miệng đế thêm:

-Bóc đất khai mỏ chẳng qua là kế ngựa gỗ thành Troy. Việc này đến trẻ con cũng biết. Triều đình Vệ quốc toàn tay anh kiệt trị giá triệu đô, sao lại không nhìn ra cơ chứ...

Cũng có kẻ giật mình nghĩ đến chuyện Trọng Thủy Mị Châu, mất nước hại thân chẳng qua cũng vì tin người Tề quốc...

Trong nhà ngoài ngõ, nam phụ lão ấu, lại đứng ngồi không yên, bàn tán xôn xao.

Nói chung, từ ngày có công chiếu ban ra, nước Vệ nhân tâm phân tán, nhân tình thảng thốt. Chuyện nước Vệ còn hay mất, chuyện bóc đất khai mỏ hậu quả ra sao, nguy hại thế nào... phải nói là rối như canh hẹ.

Các vị bô lão cùng các sĩ phu nước Vệ lại đồng tâm soạn biểu dâng lên lần nữa. Nhưng trước sau như một, triều đình nước Vệ vẫn chỉ một câu như đinh đóng cột: Khai mỏ nguyên cao là chưởng tru lớn của đình triều. Bán cầm!

Đến lần dâng biểu thứ ba, triều đình hết kiên nhẫn, nên mới tính kế mạnh tay. Kẻ đa mưu túc kế hôm trước lại được dịp tâu rằng:

-Trên đời có những cái sợ mà ai ai cũng sợ. Đám bô lão sĩ phu này xem ra chưa biết sợ là gì. Nên trước hết phải làm cho họ sợ!

Rồi sau lại có kẻ tâu thêm:

-Bách tính bàn tán xôn xao là do xưa nay ta giấu. Nay cần làm cho họ rõ. Còn rõ thế nào, thần đã có chủ trương.

Quần thần bàn tính hồi lâu, cuối cùng cũng tìm ra bài đối phó:

Đầu tiên là cho tay họ Chí tên Phèo ra chửi đổng vài câu. Nói rằng các bô lão chẳng qua chỉ là phường trẻ con bịa đặt dễ kích động. Còn chí sĩ trong ngoài nước Vệ cũng chỉ là đám hóng hớt nói leo thiếu cơ sở. Bọn đi theo cũng chỉ là phường vô trách nhiệm tát nước theo mưa. Sau đấy lại cho bộ Công ra họp báo giải trình, đại ý nói rằng những điều tay Chí kia nói đều hoàn toàn chính xác. Không tin thì xem đây. Nói rồi chìa thông cáo.

Thông cáo đưa ra, dân chúng mắt tròn mắt dẹt. Người có chút học thức thì ôm mặt khóc hu hu. Thông cáo triều đình gì mà sai chính tả tùm lum be bét. Đầu tóc phơ phơ, các bô lão lại nhìn nhau rưng rức. Nước Vệ ta phen này nguy thật rồi!

Về phần triều đình nước Vệ, vẫn nhất nhất kế hoạch cho người Tề khai mỏ rửa quặng. Làm Vương làm Tướng, chữ tín phải đội lên đầu, làm sao sai được.

(còn nữa)